Kiến Thức
Với nhiều người Việt, chăm sóc sức khỏe là ở bệnh viện, chứ không phải ở phòng gym
Một buổi sáng ở công viên Tao Đàn, một nhóm phụ nữ đang tập thể dục nhịp điệu theo hướng dẫn của huấn luyện viên. Một số tập rất chăm chỉ theo dịp nhạc. Tuy nhiên, đa số tập nửa vời, nhìn lên trời hoặc nghỉ trên ghế.
Trên đây là một đoạn trong bài báo từng được đăng tải trên tờ Asia Life Magazine.
Đó là thái độ chung với thể dục thể thao của nhiều người Việt Nam. Công bằng mà nói, thể dục thể thao không phải là điều mà đa số người Việt Nam nghĩ tới cho tới thời gian gần đây.
Nông dân Việt Nam làm việc nhiều giờ bên đồng ruộng nên họ vẫn khỏe mạnh do hoạt động nhiều. Tuy nhiên, ngày càng nhiều ruộng đồng nhường chỗ cho các nhà máy, văn phòng cao ốc, thế nên, vấn đề thể dục thể thao đang đặt ra với nhiều người ở thành phố: Nếu sức khỏe không phải là yêu cầu công việc, thì người Việt sẽ quan tâm tới nó ở mức nào?
Nguyên Bảo, một huấn luyện viên làm việc cho Star Fitness và Saigon Personal Trainers Network, cho biết đối với nhiều đàn ông cùng quê với anh, thể dục thể thao không được ưu tiên trong cuộc sống hàng ngày. Họ quan tâm nhiều hơn đến thức ăn, nơi ở và công việc. Nhiều người cho rằng thể dục thể thao là nghỉ ngơi hơn là phương pháp để phòng chống bệnh tật.
“Nhiều người Việt nghĩ rằng chăm sóc sức khỏe là bệnh viện. Khi họ bị bệnh, họ sẽ tới bệnh viện và bác sĩ sẽ giúp họ khỏe. Đến phòng tập là giúp mọi người không phải tới bệnh viện nhưng đa số không nghĩ vậy. Họ nghĩ tới phòng tập là một hình thức dành cho thể thao”, anh Bao nói.
Tư tưởng đó có thể gây hậu quả tiêu cực tới sức khỏe của cả cộng đồng. Theo một khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 2013, 28,7% người Việt trưởng thành có sức khỏe không tốt, phần lớn sống tại các vùng đô thị như Hà Nội, TP HCM, Huế. Cộng với sự thay đổi ít ỏi trong chế độ ăn uống, việc thiếu vận động có thể khiến số người bị béo phì tăng cao. Theo WHO, khoảng 2 triệu người Việt mắc tiểu đường tuýp 2 nhưng hơn một nửa không được chẩn đoán hoặc không biết về tình trạng bệnh.
Nhà trường cũng đóng góp được ít trong lĩnh vực này. Các lớp học thể chất mờ nhạt và không gian dành cho giáo dục thể chất rất hạn chế. Bảo nhớ rằng khi còn đi học, giáo viên chỉ tập trung vào kết quả các môn học chính. Tư tưởng coi giáo dục thể chất là một phần để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh hầu như không bao giờ được bàn tới.
Bảo ít huấn luyện cho khách trẻ, anh thấy số người trung tuổi tìm đến với thể dục thể thao là do bác sĩ dặn.
Bảo cũng thấy sự khác biệt giữa những người tập trong nước và nước ngoài.
Người Việt muốn tập thể dục thể thao để giảm cân do họ bị đau tim hoặc các bệnh khác. Người nước ngoài lại khác. Đa số muốn để họ khỏe mạnh nhất. Nếu người nước ngoài có lịch học, họ sẽ cố gắng thực hiện. Nhiều người Việt đến lịch học và có thể sẽ nói: Tôi mệt hoặc những điều tương tự và hủy buổi học.
Nguyễn Thanh Tú, quản lý của GetFit Gym và Yoga, một trong những trung tâm thể hình lớn ở TP HCM, cho biết đa số khách hàng của GetFit sinh sau năm 1985 và họ muốn thân hình săn chắc, khỏe mạnh.
Anh Tú cho biết thêm, 1/3 trong số 3.000 thành viên của GetFit tận dụng được các khóa học của trung tâm. Cứ 10 người đến lịch học, chỉ 3 khách đến. Trong một ngày đẹp trời, cũng chỉ không hơn 800 người đến trung tâm trong số 3.000 thành viên. Khoảng 10% số người mua dịch vụ rồi không bao giờ dùng.
“Chúng tôi phải tìm cách liên lạc để họ đến tập”, anh nói.
Một dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, anh nhận được cuộc gọi cảm ơn từ một học viên lớn tuổi, người đã đến tập theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thành viên này đã cố gắng thay đổi để sức khỏe tốt hơn. Anh vẫn tin rằng con đường còn dài nhưng việc nhận được lời cảm ơn từ học viên như một bằng chứng rằng công việc nhận thức về thể dục thể thao sẽ thay đổi.
Thế Trần
Theo Trí Thức Trẻ